Viện Nghiên Cứu Tâm Anh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM chiêu sinh khóa đào tạo y khoa liên tục “Phương pháp phân tích dữ liệu cơ bản”
Phân tích dữ liệu được hiểu là một quá trình bao gồm các thao tác kiểm tra, phân tích, và chuyển đổi, sau đó mô hinh hóa với mục tiêu làm rõ thông tin để đưa ra những kết luận và hỗ trợ cho việc đưa ra các quyết định. Phân tích dữ liệu có nhiều cách để tiếp cận với nhiều kỹ thuật đa dạng với các tên gọi khác nhau, được sử dụng trong các lĩnh vực kinh doanh khoa học.
Các phương pháp phân tích dữ liệu sẽ dựa trên hai điều cốt lõi là định lượng và định tính. Hiểu rõ hơn về hai lĩnh vực này sẽ giúp người phân tích có định hướng rõ ràng hơn, biết được hướng phân tích để dành thời gian nhiều vào kiến thức cụ thể. Ngoài ra, người phân tích cũng có thể tạo nên một báo cáo toàn diện cho phép quá trình phân tích của bạn được phát triển nhảy vọt,…
Mục tiêu chính của khoá học là trang bị cho các học viên những kiến thức và kĩ năng cơ bản để phân tích dữ liệu khoa học. Học viên sẽ học kĩ năng ngôn ngữ R để thực hiện những phương pháp phân tích hiện đại. Khoá học sẽ tập trung vào phương pháp cơ bản và quan trọng hơn hết là diễn giải kết quả phân tích. Sau khi xong khoá học, học viên sẽ:
Khóa đào tạo được thiết kế dành cho các sinh viên sau đại học, nghiên cứu sinh, giảng viên, nhà khoa học có nhu cầu nghiên cứu và công bố quốc tế.
100 học viên
Giấy chứng nhận đã tham dự khóa đào tạo y khoa liên tục “Phương pháp phân tích dữ liệu cơ bản” do Viện Nghiên Cứu Tâm Anh cấp.
Nội dung chương trình chia làm 11 bài giảng:
Bài 1: Giới thiệu R. Ngôn ngữ R sẽ được sử dụng cho phân tích dữ liệu trong khoá học. Bài giảng này sẽ giới thiệu ngôn ngữ R và R Markdown, vận hành, cách đọc dữ liệu, cách biên tập dữ liệu, và một số phân tích đơn giản.
Bài 2: Quản lí dữ liệu. Quản lí dữ liệu là khâu rất quan trọng cho nghiên cứu khoa học nhưng thường hay bị xem thường và dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng. Bài này sẽ giới thiệu cách sắp xếp dữ liệu sao cho thích hợp cho phân tích và những qui tắc đạo đức trong việc quản lí dữ liệu.
Bài 3: Biên tập dữ liệu. Quản lí dữ liệu là khâu rất quan trọng cho nghiên cứu khoa học nhưng thường hay bị xem thường và dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng. Bài này sẽ giới thiệu cách sắp xếp dữ liệu sao cho thích hợp cho phân tích và những qui tắc đạo đức trong việc quản lí dữ liệu. Các phương pháp liên quan làm sạch và chuẩn bị số liệu trước khi tiến hành phân tích cũng được giới thiệu chi tiết trong phần này.
Bài 4: Nguyên tắc hiển thị dữ liệu. Trong khoa học biểu đồ đóng vai trò rất quan trọng, nhưng rất tiếc nhiều nghiên cứu có biểu đồ quá kém. Bài này sẽ giới thiệu các nguyên tắc Tufte về soạn biểu đồ phẩm chất cao.
Bài 5: Giới thiệu ggplot2. Phần này học viên sẽ học cách dùng ggplot2 để biểu hiện những dữ liệu phức tạp như biểu đồ phân bố, biểu đồ tương quan, và các tham số mô hình kèm theo biểu đồ.
Bài 6: Hiển thị dữ liệu. Bài này sẽ hướng dẫn cách soạn các biểu đồ khoa học có chất lượng cao phù hợp cho công bố quốc tế: biểu đồ phân bố, biểu đồ thanh, biểu đồ hộp, biểu đồ tương quan. Bài giảng sẽ kèm theo những ví dụ thực tế để học viên có thể thực hành ngay.
Bài 7: Kiểm định giả thuyết. Bài giảng bàn về hai trường pháp ước tính (estimation) và kiểm định giả thuyết (hypothesis testing), và ý nghĩa của trị số P. Học viên sẽ nắm được ý nghĩa của trị số P và mối liên hệ với kiểm định giả thuyết.
Bài 8: Phương pháp so sánh 2 nhóm (biến liên tục). Một trong những mục tiêu nghiên cứu cơ bản là so sánh hai nhóm. Bài giảng sẽ giới thiệu phương pháp t-test cho dữ liệu tuân theo luật phân bố chuẩn, và phương pháp bootstrap cho các dữ liệu không tuân theo luật phân bố chuẩn.
Bài 9: Phương pháp so sánh >2 nhóm. Bài giảng sẽ giới thiệu phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) có thể ứng dụng cho phân tích nhiều nhóm.
Bài 10: Phương pháp so sánh 2 nhóm biến định tính. Bài giảng sẽ giới thiệu phương pháp z-test và các chỉ số như odds ratio và relative risk để sử dụng cho việc so sánh hai nhóm với biến outcome là định tính hay biến nhị phân.
Bài 11: Phương pháp so sánh >2 nhóm biến định tính. Bài giảng sẽ giới thiệu phương pháp Ki bình phương sử dụng cho so sánh nhiều nhóm.
Bài 12: Phân tích tương quan. Giới thiệu khái niệm “tương quan” (correlation) và phương pháp ước tính hệ số tương quan.
Bài 13: Mô hình hồi qui tuyến tính. Giới thiệu mô hình hồi qui tuyến tính đơn giản y = a + b*x + e, giả định và phương pháp kiểm định giả định, ý nghĩa của tham số và cách diễn giải các chỉ số từ mô hình hồi qui tuyến tính.
Bài 14: Mô hình hồi qui tuyến tính đa biến. Tiếp tục mô hình hồi qui tuyến tính, bài này sẽ giới thiệu mô hình hồi qui đa biến tiên lượng (multiple linear regression) và những vấn đề liên quan đến đa cộng tuyến, cách chọn biến số có giá trị tiên lượng tốt nhất.
Bài 15: Giới thiệu khái niệm odds và odds ratio. Bài giảng dùng ví dụ cụ thể để giới thiệu khái niệm odds và phân biệt với khái niệm xác suất, sau đó bàn về tỉ số odds (còn gọi là ‘odds ratio) hay được dùng trong các nghiên cứu bệnh chứng.
Bài 16: Mô hình logistic đơn biến. bài giảng sẽ giới thiệu khái niệm odds và tỉ số odds (odds ratio) và ứng dụng trong mô hình hồi qui logistic. Bài giảng sẽ tập trung vào cách diễn giải ý nghĩa của các tham số trong mô hình và ý nghĩa thực tế.
Bài 17: Mô hình logistic đa biến. Tiếp tục mô hình hồi qui logistic đơn biến, bài này sẽ trình bày phương pháp phân tích với nhiều biến tiên lượng và những vấn đề kèm theo như đa cộng tuyến.
Bài 18: Phương pháp ước tính cỡ mẫu cho nghiên cứu khoa học. Ước tính cỡ mẫu cho một nghiên cứu khoa học là một vấn đề mang tính đạo đức và khoa học. Bài giảng này sẽ giới thiệu khái niệm “power” (độ nhạy), sai sót I và II trong nghiên cứu khoa học, và các phương pháp ước tính cỡ mẫu sao cho tối ưu hoá power. Hàng loạt phương pháp sẽ được hướng dẫn cho từng mô hình nghiên cứu.
Tổng cộng: 48 tiết
GS Nguyễn Văn Tuấn là tác giả của hơn 350 bài báo khoa học trên các tập san y khoa nổi tiếng trên thế giới (như BMJ, JAMA, Nature, Nature Genetics, eLife, v.v.). Ông cũng từng hay đang biên tập (editor) hoặc phục vụ trong ban biên tập (editorial board) của các tập san y khoa trên thế giới. Ông còn là chuyên gia bình duyệt cho tập san JAMA, New England Journal of Medicine, Lancet, và Nature.
TS.BS. Trần Sơn Thạch là tác giả của hơn 60 bài báo khoa học trên các tập san y khoa nổi tiếng trên thế giới, và là thành viên của biên tập (editorial board) của tập san Journal of Bone and Mineral Research, và chuyên gia bình duyệt thống kê cho tập san Journal of Clinical Endocrinology and Metabolism, và chuyên gia bình duyệt cho các tập san liên quan đến xương khớp trên thế giới.
Lưu ý:
Nếu sau khi đóng học phí và nộp hồ sơ, học viên không thể sắp xếp tham dự khóa học, vui lòng thông báo cho Viện trước 3 ngày so với lịch khai giảng để được hỗ trợ chuyển hoàn học phí đã đóng. Sau thời gian nói trên, học viên không được hoàn tiền vì bất kỳ lý do gì.
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: Phòng đào tạo, Viện Nghiên Cứu Tâm Anh. ĐT 0283 997 6276, Bấm Ext: 1662 hoặc Hotline: 0985 632 723. Website: tamri.vn.
Để cập nhật tin tức về các Hội thảo, Khóa học mới và xem lại các Hội thảo đã diễn ra của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, kính mời quý Đồng nghiệp:
Theo dõi Fanpage và kênh Youtube của Trung tâm Đào tạo & Nghiên cứu khoa học: https://bit.ly/youtubeTTDT-BVTA
Tham gia nhóm Zalo của Trung tâm: https://zalo.me/g/uyckxd174
VIỆN NGHIÊN CỨU TÂM ANH