Dựa trên nhu cầu nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, viết và đăng tải công trình nghiên cứu lên cộng đồng quốc tế, Viện Nghiên Cứu Tâm Anh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM tổ chức chiêu sinh lớp “Phương pháp viết bài báo khoa học & công bố quốc tế”.
Khoá học có mục tiêu chính là trang bị cho học viên kĩ năng soạn bài báo khoa học bằng tiếng Anh phù hợp cho các tập san khoa học.
Học viên sẽ:
Bàn luận và cách đặt nhan đề bài báo:
Khóa học được thiết kế dành cho các sinh viên sau đại học, nghiên cứu sinh, giảng viên, nhà khoa học có nhu cầu nghiên cứu và công bố quốc tế.
Học viên cần có trình độ tiếng Anh có thể viết một câu văn tương đối hoàn chỉnh (không cần có trình độ tiếng Anh cao).
100 học viên
Giấy chứng nhận đã tham dự khóa đào tạo y khoa liên tục “Phương pháp viết bài báo khoa học & công bố quốc tế” do Viện Nghiên Cứu Tâm Anh cấp.
Nội dung chương trình chia làm 11 bài giảng:
Bài giảng sẽ giới thiệu cấu trúc chuẩn của một bài báo khoa học là IMRaD (Introduction, Methods, Results, and Discussion). Những bước cần chuẩn bị cho việc soạn một bài báo khoa học, bắt đầu từ một ‘micropaper’ và triển khai thành một bài báo hoàn chính.
Tựa đề bài báo khoa học là một yếu tố rất quan trọng, có khi quyết định sự thành bại của bài báo, nhưng rất ít được các tác giả chú ý. Bài giảng này sẽ giới thiệu những nguyên tắc trong việc đặt tựa đề, cùng những điều không nên làm khi đặt tựa đề. Một số nghiên cứu khoa học về tựa đề bài báo cũng sẽ được trình bày để minh họa cho các nguyên tắc chung.
Phần Dẫn nhập của một bài báo khoa học là lí do tồn tại của bài báo, nên cần phải được quan tâm đúng mức. Bài giảng sẽ giới thiệu công thức viết dẫn nhập có tên là CaRS (creating a research space). Bài giảng cũng sẽ giới thiệu những câu văn quen thuộc để giúp các bạn viết bài báo lần đầu.
Bài giảng sẽ giới thiệu những phần thông tin liên quan đến thiết kế nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phương pháp đo lường, phương pháp phân tích,…cho một bài báo y học. Mỗi mục sẽ được minh họa bằng những câu văn quen thuộc hay những mô tả đã được công bố trên các tập san y học nổi tiếng trên thế giới.
Kết quả là trái tim của một công trình nghiên cứu. Nhưng viết phần Kết quả có khi là một thách thức đáng kể cho những người mới vào nghiên cứu, vì không biết viết cái gì trước và cái gì sau, hay viết sao cho thuyết phục. Bài giảng này sẽ trình bày một số phương pháp và nguyên tắc quan trọng trong việc mô tả kết quả nghiên cứu. Phần đầu sẽ bàn về cách viết. Phần hai hướng dẫn cách thiết kế bảng số liệu và những biểu đồ có phẩm chất cao.
Đây là phần khó viết nhất trong một bài báo khoa học. Các sách hướng dẫn viết bài báo khoa học bằng tiếng Anh ít khi bàn đến phần này một cách cụ thể. Ngay cả những người ở cấp giáo sư vẫn viết phần bàn luận chưa đạt. Trong bài giảng này, các bạn sẽ học một công thức đơn giản (gồm 6 đoạn văn) nhưng rất hiệu quả trong việc cấu trúc phần bàn luận.
Bài báo khoa học đòi hỏi phải có một abstract (tóm tắt), thường giới hạn trong 250 đến 300 chữ. Tóm lược một bài báo 20-30 trang thành 250-300 chữ là một thách thức. Bài giảng này sẽ giới thiệu hai dạng abstract: loại có cấu trúc và loại không có cấu trúc. Bài giảng cũng sẽ bàn về những chiến lược cụ thể để viết phần abstract sao cho đầy đủ thông tin trong vòng 250-300 chữ.
Tiếng Anh là một rào cản lớn cho các đồng nghiệp ở Việt Nam trong việc xuất bản bài báo khoa học. Bài giảng này sẽ giới thiệu một nguyên tắc IDEA có thể ứng dụng cho việc sử dụng tiếng Anh cho một bài báo khoa học. Ngoài ra, một phần lớn bài giảng sẽ xoay quanh vấn đề tiếng Anh như văn phong và cách chọn từ ngữ.
Sự ra đời của ChatGPT đã và đang làm thay đổi sâu sắc trong xuất bản khoa học. Ở các đại học trên thế giới, người ta cũng có những qui định mới về ứng dụng ChatGPT trong nghiên cứu khoa học. Trong bài giảng này, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách ứng dụng ChatGPT trong cách soạn một bài báo khoa học mà không vi phạm đạo đức khoa học.
Trong thời đại có quá nhiều tập san “dỏm”, tập san chất lượng quá thấp, việc chọn tập san thích hợp để công bố kết quả nghiên cứu đang là một vấn đề thời sự. Điều nguy hiểm hơn nữa là có những tập san nằm ở biên giới “dỏm” và thật. Rất nhiều nhà khoa học Việt Nam đã trở thành nạn nhân của những tập san dỏm. Bài giảng này sẽ giới thiệu các tiêu chuẩn để giúp các bạn phân biệt tập san “dỏm” và tập san thật, cùng những tiêu chí để chọn tập san chuyên ngành thích hợp cho nghiên cứu.
Tổng cộng: 32 tiết
GS Nguyễn Văn Tuấn là tác giả của hơn 350 bài báo khoa học trên các tập san y khoa nổi tiếng trên thế giới (như BMJ, JAMA, Nature, Nature Genetics, eLife, v.v.). Ông cũng từng hay đang biên tập (editor) hoặc phục vụ trong ban biên tập (editorial board) của các tập san y khoa trên thế giới. Ông còn là chuyên gia bình duyệt cho tập san JAMA, New England Journal of Medicine, Lancet, và Nature.
TS.BS. Trần Sơn Thạch là tác giả của hơn 60 bài báo khoa học trên các tập san y khoa nổi tiếng trên thế giới, và là thành viên của biên tập (editorial board) của tập san Journal of Bone and Mineral Research, và chuyên gia bình duyệt thống kê cho tập san Journal of Clinical Endocrinology and Metabolism, và chuyên gia bình duyệt cho các tập san liên quan đến xương khớp trên thế giới.
Phương thức đóng học phí
Lưu ý:
Nếu sau khi đóng học phí và nộp hồ sơ, học viên không thể sắp xếp tham dự khóa học, vui lòng thông báo cho Viện trước 3 ngày so với lịch khai giảng để được hỗ trợ chuyển hoàn học phí đã đóng. Sau thời gian nói trên, học viên không được hoàn tiền vì bất kỳ lý do gì.
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: Phòng đào tạo, Viện Nghiên Cứu Tâm Anh. ĐT 0283 997 6276, Bấm Ext: 1662 hoặc Hotline: 0985.632.723. Website: tamri.vn.
Để cập nhật tin tức về các Hội thảo, Khóa học mới và xem lại các Hội thảo đã diễn ra của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, kính mời quý Đồng nghiệp:
Theo dõi Fanpage và kênh Youtube của Trung tâm Đào tạo & Nghiên cứu khoa học: https://bit.ly/youtubeTTDT-BVTA
Tham gia nhóm Zalo của Trung tâm: https://zalo.me/g/uyckxd174
VIỆN NGHIÊN CỨU TÂM ANH