Lễ ký đào tạo xét nghiệm viêm gan siêu vi D đầu tiên tại Việt Nam

11:26 18/11/2023

Lễ ký kết giữa Viện nghiên cứu TAMRI – Bệnh viện đa khoa Tâm Anh và Viện nghiên cứu vi sinh và phòng chống dịch của Đại học Stanford được xem là sự kiện quan trọng nhằm cụ thể hóa các hợp tác trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe con người giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Trưa 15/11 (theo giờ địa phương), chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng đoàn lãnh đạo Việt Nam đã có chuyến thăm Đại học Stanford. Tại đây, chủ tịch Võ Văn Thưởng đã chứng kiến công bố đào tạo xét nghiệm viêm gan D đầu tiên cho Việt Nam, theo đó tiến tới thử nghiệm lâm sàng thuốc mới giữa Viện vi sinh và chống dịch Stanford và Viện nghiên cứu Tamri (thuộc hệ thống Bệnh viện đa khoa Tâm Anh).

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đến thăm Đại học Stanford và chứng kiến ký kết triển khai đào tạo xét nghiệm viêm gan siêu vi D giữa Viện nghiên cứu Tamri (Bệnh viện đa khoa Tâm Anh) và Viện nghiên cứu vi sinh và phòng chống dịch của Đại học Stanford

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đến thăm Đại học Stanford và chứng kiến ký kết triển khai đào tạo xét nghiệm viêm gan siêu vi D giữa Viện nghiên cứu Tamri (Bệnh viện đa khoa Tâm Anh) và Viện nghiên cứu vi sinh và phòng chống dịch của Đại học Stanford

Sự kiện ký kết lần này là một trong những bước triển khai những mục tiêu chiến lược trong y tế, chăm sóc sức khỏe mà 2 viện đã đặt ra trong thỏa thuận ký kết hồi tháng 9, trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Joe Biden. Bao gồm 4 mục tiêu: đẩy mạnh hợp tác đào tạo, nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học; nghiên cứu phát triển các loại thuốc phòng và trị bệnh; ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và xây dựng hệ thống phòng lab hiện đại cho hoạt động thử nghiệm lâm sàng thuốc tại Viện nghiên cứu Tâm Anh theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt từ Stanford.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng hoan nghênh sự phối hợp giữa Bệnh viện Tâm Anh và Viện Vi sinh và chống dịch Stanford

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng hoan nghênh sự phối hợp giữa Bệnh viện Tâm Anh và Viện Vi sinh và chống dịch Stanford

Điểm nổi bật trong hợp tác khoa học và đào tạo giữa hai đơn vị được nhấn mạnh là vấn đề tầm soát viêm gan siêu vi D. Theo Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn – Viện trưởng Viện nghiên cứu Tamri, Hệ thống BVĐK Tâm Anh chia sẻ, việc triển khai các hoạt động đào tạo, cập nhật khoa học và tiến tới triển khai xét nghiệm viêm gan D vừa giúp các bác sĩ Việt Nam có cơ hội tiếp cận với các hoạt động khoa học mới, đồng thời cũng giúp các nhà khoa học Hoa Kỳ có thêm nhiều thông tin từ thực tế lâm sàng, đóng góp cho quá trình nghiên cứu các bệnh lý và các phương pháp khám, chữa bệnh hiệu quả.

Về phía Viện Vi sinh và chống dịch Stanford, Viện trưởng – Giáo sư Jeffrey Glenn cho biết: “Triển khai xét nghiệm viêm gan siêu vi D, thử nghiệm lâm sàng thuốc sốt xuất huyết và các loại thuốc mới khác, triển khai ứng dụng AI trong khám chữa bệnh là những mục tiêu được chọn lựa trong mối quan hệ với Viện nghiên cứu Tâm Anh”. Giáo sư Jeffrey Glenn cũng đánh giá hệ thống Tâm Anh với các bệnh viện hàng đầu Việt Nam, viện nghiên cứu, hàng trăm trung tâm tiêm chủng cả nước, bên cạnh đó là kế hoạch xây dựng trường Đại học,… đã cho thấy đây là một đối tác lý tưởng của Stanford.

Sau buổi ký kết, các chuyên gia của ViRx@Stanford và TAMRI sẽ có các hoạt động chuyên môn kéo dài từ 6 đến 12 tháng với mục đích hoàn thành các chứng chỉ khoa học cần thiết. Song song đó, viện Nghiên cứu Tâm Anh cũng chuẩn bị các bước quan trọng để tiến hành nghiên cứu lâm sàng nhiều loại thuốc mới – đặc biệt là thuốc điều trị sốt xuất huyết và ung thư – từ các nhà khoa học Stanford.

VIỆN NGHIÊN CỨU TÂM ANH

Bài viết liên quan