Tài liệu này mô tả Quy chế Nghiên cứu khoa học Tốt (GSP) áp dụng cho tất cả các nghiên cứu viên của Viện nghiên cứu Tâm Anh, kể cả các chuyên gia thỉnh giảng và cộng tác viên làm việc tại Viện (sau đây gọi tắt là “Nhà nghiên cứu”). Tài liệu này dựa vào Quy chế nghiên cứu khoa học của Viện Nghiên cứu Y Khoa Walter and Eliza Hall Institute of Medical Research. Tất cả các nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Tâm Anh phải duy trì các tiêu chuẩn cao nhất về ứng xử chuyên nghiệp trong nghiên cứu khoa học:
1. Tuân thủ các quy định về an toàn. Để bảo đảm sự an toàn và tuân thủ của tất cả các hoạt động nghiên cứu tại TAMRI, tất cả các nhà nghiên cứu đều phải tuân thủ các quy định liên quan đến an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, cũng như xử lý đúng cách các vật liệu nguy hiểm, bao gồm các chất ion hóa, hóa chất độc hại, DNA tái tổ hợp, và xử lý chất thải. Bất cứ thí nghiệm nào liên quan đến người hoặc vật liệu từ người, cũng như các thử nghiệm liên quan đến động vật, đều cần có sự phê chuẩn của hội đồng đạo đức. Trưởng nhóm nghiên cứu chịu trách nhiệm bảo đảm tất cả các thành viên trong nhóm của mình được thông tin đầy đủ về các yêu cầu này, cẩn trọng tuân theo các điều lệ và được phê chuẩn cần thiết trước khi bắt đầu bất cứ chương trình nghiên cứu nào.
2. Môi trường an toàn. Tất cả các nhà nghiên cứu của TAMRI có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của mình trong việc duy trì một môi trường làm việc lành mạnh và an toàn, theo quy định của chính sách và luật pháp.
3. Văn hóa mở. Các kết quả và phương pháp nghiên cứu phải được các đồng nghiệp trong Viện xem xét và đánh giá kỹ lưỡng và, thông qua các phương cách phù hợp như công bố khoa học, bằng sáng chế, thuyết trình và phỏng vấn, để cộng đồng chuyên gia và cộng đồng khoa học có thể tiếp cận được. Tuy nhiên, điều quan trọng là không thảo luận các kết quả nghiên cứu trên các phương tiện truyền thông đại chúng và truyền thông xã hội mà chưa được công bố và bình duyệt trước đó. Trước khi phát hành bất cứ kết quả nghiên cứu nào đến công chúng, các kết quả đó cần phải qua đánh giá và xác định bên nào cần được thông báo trước, có tính đến các yếu tố như tác động trực tiếp hoặc ý nghĩa thương mại quan trọng, bao gồm cả việc thông báo cho các bên liên quan hoặc sàn giao dịch chứng khoán.
4. Đăng ký nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu bắt buộc phải đăng ký các thử nghiệm lâm sàng với cơ quan đăng ký đã được thiết lập, chẳng hạn như http://www.clinicaltrials.gov. Tất cả các nghiên cứu quan sát cũng có thể đăng ký với trang clinicaltrials.gov.
5. Bảo mật. Tuân thủ quy định về bảo mật đối với dữ liệu hoặc các thông tin có tính riêng tư, bao gồm thông tin thu được từ hồ sơ bệnh lý của bệnh nhân hoặc dữ liệu trong quần thể. Tính bảo mật phải được tôn trọng tuyệt đối đối với thông tin nhận được theo thỏa thuận bảo mật của bên thứ ba. Trong một số trường hợp nhất định, tính bảo mật cũng có thể cần thiết trong một khoảng thời gian giới hạn khi tiến hành nghiên cứu vì lợi ích thương mại hoặc theo một thỏa thuận thương mại.
6. Hợp tác. Khi các nhà nghiên cứu TAMRI dự định bắt đầu một dự án hợp tác nghiên cứu với một tổ chức khác, nhà nghiên cứu phải nhanh chóng tạo điều kiện thuận lợi cho việc thỏa thuận trước giữa các tổ chức về quản lý nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu của TAMRI có nghĩa vụ tuân thủ các điều khoản được quy định trong các thỏa thuận đó.
7. Nghi ngờ hành vi sai trái trong nghiên cứu. Nếu các nhà nghiên cứu nghi ngờ hoặc biết những hành vi sai trái trong nghiên cứu đã xảy ra hoặc có khả năng xảy ra, họ có trách nhiệm báo cáo cho Giám đốc điều hành hoặc người được chỉ định chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề đó.
8. Dữ liệu nghiên cứu. Dữ liệu phải được ghi lại cẩn thận và chính xác bằng cách sử dụng định dạng lâu bền và an toàn để đảm bảo tính an toàn và khả năng tiếp cận dữ liệu. Cần phân biệt dữ liệu gốc với các dữ liệu từ các phân tích thống kê và tư liệu được tạo ra cho mục đích xuất bản. Trong trường hợp phát sinh các mối lo ngại về quyền riêng tư hoặc bảo mật cụ thể, các tư liệu và dữ liệu phải được lưu trữ an toàn, đảm bảo tính an toàn của chúng và duy trì hồ sơ truy cập được cho phép.
9. Quyền sở hữu dữ liệu. TAMRI giữ quyền sở hữu dữ liệu gốc của tất cả các nghiên cứu được thực hiện tại cơ sở của Viện. Các dữ liệu này sẽ được Viện duy trì bảo mật trong tối thiểu 5 năm, kể từ ngày công bố hoặc ngày hoàn thành nghiên cứu, tùy theo ngày nào đến sau. Các nhà nghiên cứu được phép tạo các bản sao của dữ liệu gốc những vẫn phải tuân thủ chính sách bảo mật. Đối với các nghiên cứu như thử nghiệm lâm sàng, phải lưu giữ dữ liệu một cách an toàn trong tối thiểu 15 năm. Dữ liệu từ các nghiên cứu về liệu pháp gen, bao gồm hồ sơ bệnh nhân, phải được lưu giữ vĩnh viễn. Tư liệu và dữ liệu liên quan đến nghiên cứu được bảo vệ bởi bằng sáng chế nên được giữ lại cho đến khi bằng sáng chế cuối cùng hết hạn. Trong trường hợp điều tra liên quan đến hành vi sai trái trong nghiên cứu, tư liệu và dữ liệu sẽ được lưu giữ vô thời hạn. Khi thời gian lưu giữ bắt buộc kết thúc, bắt buộc phải xử lý dữ liệu và tư liệu nghiên cứu một cách an toàn và bảo mật.
10. Dữ liệu từ hợp tác nghiên cứu. Trong các chương trình hợp tác nghiên cứu giữa các tổ chức, mỗi tổ chức tham gia chịu trách nhiệm lưu giữ dữ liệu được tạo tại các cơ sở của chính mình. Ngoài ra, mỗi tổ chức lập hồ sơ chính xác vị trí của bất kỳ tư liệu và dữ liệu thích hợp nào được lưu giữ tại các tổ chức cộng tác khác.
11. Lưu giữ dữ liệu. Bất cứ khi nào khả thi, nên lưu giữ dữ liệu gốc trong bộ môn nghiên cứu hoặc phòng thí nghiệm nơi dữ liệu được tạo ra. Tuy nhiên, một số trường hợp nhất định có thể không khả thi, chẳng hạn như khi dữ liệu được trích xuất từ cơ sở dữ liệu hạn chế truy cập hoặc thu được thông qua các dự án đã ký hợp đồng. Trong những trường hợp như vậy, cần duy trì một hồ sơ bằng văn bản cho biết vị trí của dữ liệu gốc hoặc thông tin chính về cơ sở dữ liệu hạn chế truy cập mà nó được trích xuất từ đó. Hồ sơ này nên được lưu giữ trong bộ môn nghiên cứu để tham khảo. Các nhà nghiên cứu cá nhân có thể giữ lại các bản sao của dữ liệu nhằm sử dụng cho mục đích cá nhân.
12. Bảo mật cơ sở dữ liệu như sổ đăng ký gen hoặc hồ sơ bệnh nhân, phải được quản lý theo quy định bảo vệ sao cho chống truy cập trái phép. Các biện pháp an ninh chặt chẽ được áp dụng để ngăn chặn các cá nhân xâm nhập trái phép. Ngoài ra, bất cứ quyền truy cập nào được phê duyệt đều phải được ghi lại và lập hồ sơ cẩn thận.
13. Truy cập dữ liệu. Tất cả các thành viên của nhóm nghiên cứu có đóng góp tích cực vào việc tạo dữ liệu phải được cung cấp quyền truy cập vào bộ dữ liệu hoàn chỉnh. Việc thường xuyên sao lưu dự phòng dữ liệu điện tử là rất cần thiết và các bản sao phải được lưu trữ tại các địa điểm riêng biệt an toàn, chẳng hạn như sử dụng các máy chủ IT / Công nghệ Thông tin (CNTT) của Viện.
14. Ghi chép dữ liệu gốc. Trách nhiệm ghi chép dữ liệu gốc và duy trì hồ sơ ghi chép trong phòng thí nghiệm là bổn phận của mỗi nhà nghiên cứu. Trong trường hợp các nhà nghiên cứu rời Viện, trưởng phòng thí nghiệm chịu trách nhiệm lưu giữ và quản lý dữ liệu được lưu trữ.
15. Đứng tên tác giả bài báo là nhận lãnh trách nhiệm trước công chúng, trách nhiệm giải trình, và ghi nhận công trạng cho một công trình. Trong trường hợp một công trình nghiên cứu liên quan đến nhiều tác giả, cần phải chỉ định một tác giả liên lạc, và tác giả này sẽ chịu trách nhiệm xác định danh sách tác giả và xử lý thông tin liên quan đến công trình với nhà xuất bản.
16. Tác giả liên lạc, có thể hiểu là tác giả chính của bài báo khoa học, có trách nhiệm thông báo cho tất cả các tác giả của bài báo mỗi khi họ gửi một bản thảo hoặc một phiên bản sửa đổi. Bảo đảm tất cả các tác giả được thông báo và tham gia trong suốt quá trình công bố bài báo.
17. Ghi nhận quyền tác giả. Quyền tác giả nên được ghi nhận cho những cá nhân có đóng góp tri thức đáng kể trong một hoặc các khía cạnh sau đây:
18. Thỏa thuận về quyền tác giả. Đối với các nghiên cứu hợp tác, cần phải đạt được sự thoả thuận về quyền tác giả trước khi nghiên cứu bắt đầu. Ngoài ra, nhóm tác giả nên xem xét và đánh giá lại các quyết định của mình về quyền tác giả theo định kỳ.
19. Đóng góp của các tác giả. Tất cả các thành viên đáp ứng các tiêu chí về quyền tác giả phải có cơ hội được đứng tên tác giả bài báo và phải có sự đồng ý của họ để được liệt kê là tác giả. Nếu một người đáp ứng các điều kiện đứng tên tác giả dựa trên các tiêu chí đề cập ở trên, họ không nên bị loại trừ nếu không có sự cho phép bằng văn bản của họ. Trong trường hợp họ không được liệt kê là tác giả, đóng góp của họ nên được ghi nhận trong phần Lời cảm tạ.
20. Tác giả danh dự. TAMRI không chấp nhận tác giả danh dự vì đó là một vi phạm đạo đức công bố khoa học. Những đóng góp sau đây không đủ tư cách là tác giả bài báo:
21. Lời cảm tạ. Ghi nhận những đóng góp của các thành viên không đáp ứng tiêu chuẩn đứng tên tác giả trong phần ‘Lời cảm tạ’. Ghi nhận những người đã cung cấp tư liệu chủ yếu cho nghiên cứu. Ghi nhận các nguồn tài trợ và các đối tác liên quan. Khi có thể, các ấn phẩm có nguồn gốc từ Viện nên đề cập đến các đối tác của Viện có liên quan đến công trình nghiên cứu. Tất cả các nguồn tài trợ trực tiếp cho dự án, cũng như tiền lương và học bổng, cũng nên được ghi nhận.
22. Tranh chấp quyền tác giả. Để tránh những hiểu lầm và tranh chấp về quyền tác giả, các nhà nghiên cứu nên thảo luận về quyền tác giả và thứ tự trong danh sách tác giả ngay từ đầu dự án, trong quá trình triển khai và khi soạn thảo bản thảo. Các tranh chấp liên quan đến hành vi sai trái khoa học, chẳng hạn như đạo văn, tác giả danh dự hoặc ‘tác giả ma’, nên được báo cáo đến Giám đốc Viện. Nếu các tranh chấp có tính chất nhẹ, chẳng hạn như bất đồng về thứ tự tên tác giả hoặcLời cảm tạ, và không thể giải quyết trong nội bộ, có thể được chuyển đến Giám đốc Viện, người sẽ đưa ra quyết định sau cùng.
23. Mâu thuẫn lợi ích bao gồm cổ phần, liên kết hoặc liên quan tài chính với các tổ chức có lợi ích thương mại trực tiếp trong nghiên cứu của bất kỳ nhân viên nào đều phải được báo cáo bằng văn bản cho Giám đốc Viện. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu có nghĩa vụ khai báo những mâu thuẫn lợi ích đó cho ban biên tập của tập tạp san khoa học.
24. Trong trường hợp mâu thuẫn lợi ích tồn tại hoặc cảm nhận về mâu thuẫn lợi ích, dù là cá nhân hay tài chính, cá nhân có liên quan nên khai báo và không tham gia vào quá trình ra quyết định liên quan đến vấn đề có mâu thuẫn. Trong phòng họp, mặc dù người có mâu thuẫn có thể hiện diện để giải thích (nếu cần), nhưng tốt hơn là họ nên vắng mặt trong các cuộc họp thảo luận và quá trình ra quyết định sau cùng.